August 2013

bán buôn cây hoa giấy bán cây hoa giấy bán cây hoa giấy giá rẻ bán cây hoa giấy hà nội Bông giấy Bông Giấy Cẩm Thạch Bông Giấy Vạn Hoa Lầu Bông hoa giấy Cách chăm sóc cây cách chiết cành cho cây hoa giấy cách ghép cành cho cây hoa giấy cách giâm cành cây hoa giấy cách nhân giống cây hoa giấy cách tạo đất trồng cây hoa giấy cách tưới nước cho cây hoa giấy cây bông giấy Cây bông giấy dễ sống cây hoa đào hà nội cay hoa giay cây hoa giấy cây hoa giấy bán ở đâu cây hoa giấy bụi cây hoa giấy công trình cây hoa giấy hai màu cây hoa giấy hàng rào cây hoa giấy hình cầu cây hoa giấy hoa vàng cây hoa giấy kép cây hoa giấy lùm cây hoa giấy màu tím cây hoa giấy màu vàng cây hoa giấy vàng Cây thân bụi Cây xanh Cây Xanh Gia Nguyễn Chăm sóc cây hoa giấy chăm sóc cây hoa giấy cây chăm sóc cây hoa giấy cây bông giấy Chậu Bông Giấy chiet canh cho cay hoa giay chiết cành cho cây hoa giấy Công trình xanh đặc điểm của cây bông giấy dat trong cay hoa giay đất trồng cây hoa giấy địa điểm bán cây hao giấy dich vu hoa giay Dịch vụ hoa giấy ghep canh cay hoa giay ghép cành cây hoa giấy giá cây hoa giấy giam canh cay hoa giay giâm cành cây hoa giấy giống bông giấy giống cây hoa giấy Giống hoa Giấy hạt giống cây hoa giấy hoa bông giấy hoa đào hoa đào đẹp hoa đào giá rẻ hoa đào tím hoa đẹp ngày tết hoa giay hoa giấy loài bông giấy lựa chọn cây hoa ngày tết mua cây hoa giấy mua cây hoa giấy ở đâu nhan giong cay hoa giay nhân giống cây hoa giấy phan bon cho cay hoa giay phân bón cho cây hoa giấy tạo phân bón cho cây hoa giấy thu mua cây hoa giấy Trồng cây bông giấy Trồng cây bông giấy trên quốc lộ Trồng Hàng Rào Trồng trước cổng ngõ Tưới Nước tuoi nuoc cho cay hoa giay tưới nước cho cây hoa giấy

Hướng dẫn chiết cành cây hoa giấy


Chiết cành là cách dùng một đoạn cành của cây mẹ tạo thành một cây con mới mang đặc tính giống như cây mẹ. Đây cũng là cách nhân giống vô tính mà người ta vẫn áp dụng với nhiều loại cây ăn trái để có cây con mang những đặc tính tốt của cây mẹ mà trồng.

Cách chiết cành cũng dễ thành công, nhưng khi cần số ít cây con người ta mới áp dụng cách nhân giống này.




Cành chọn để chiết phải là cành mập mạnh, không non quá mà cũng không già quá. Tại nơi định chiết, ta dùng cây dao nhỏ thật bén để cắt một khoanh vỏ có chiều dài độ ba bốn phân, rồi bóc khoanh vỏ đó bỏ đi. Kỹ thuật cắt khoanh vỏ là phải cắt cho thật ngọt sao cho khi bóc thì phần vỏ lụa tiếp giáp với lõi gỗ bên trong cũng rời theo luôn, đồng thời vết cắt không phạm vào phần gỗ của thân mới được.


Việc kế tiếp là dùng hỗn hợp đất với phân chuồng hoai mục nhào với chút nước cho dẻo, để áp sát quanh vết cắt thành một cái bầu đất nho nhỏ bằng cái trứng vịt là được. Bên ngoài bầu đất ta nên dùng miếng vải dày, hoặc mảnh bao bố bó lại rồi cột dây cho thật chặt là được.

Từ đó, mỗi ngày nên tưới nước cho bầu thật  ẩm để vết chiết mau ra rễ. Chi khi nào thấy rễ con bắn ra ngoài bầu chi chít thì lúc đó mới ngưng tưới và cắt nhánh chiết đó ra khỏi thân cây hoa giấy mẹ để trồng vào chậu hay trồng xuống đất.


Để khỏi mất công tưới hàng ngày, việc chiết cành hoa giấy thường được thực hiện vào cuối mùa mưa. Do bản tính của  hoa giấy là thích hợp với khô ráo nên việc chiết cành trong mùa mưa thường gặp nhiều thất bại. Tuy vậy, nếu chiết cành trong mùa mưa khô hạn cây cũng mau chết, do đó cũng phải tưới cầm chừng để giữ ẩm cần thiết...

Khi đã có cây con thì phải nghĩ đến việc trồng cố định vào một nơi nào đó. Dù trồng xuống đất hay trồng vào chậu kiểng, trong thời gian đầu ta phải cố giữ cho thân cây được đứng vững, bằng cách dùng đất cục hay gạch đá chèn chung quanh gốc, hoặc là dùng que tre chống đỡ cũng được.
Cây mới trồng dù đã có chồi non lú ra, nhưng dù sao cũng còn yếu, chưa đủ sức chịu nắng gió bên ngoài. Vì vậy, thời gian đầu ta nên đẩy cây con vào nơi râm mát (hoặc che nắng). Tuần đầu nên cho cây tập tiếp xúc 20% nắng nhẹ trong ngày. Từ tuần kế tiếp trở đi, ta cho cây “dầm” nắng lên 30% rồi 50%...
Nếu trồng cây vô chậu thì thời điểm tốt nhất là từ tháng 11 đến đầu tháng 2 Âm lịch năm sau.
Mỗi khi dời chậu từ nơi này sang nơi khác, dù với khoảng cách không xa lắm, ta cũng nên cẩn thận, nhất là khi cây con chưa có bộ rễ phát triển đầy đủ. Việc tránh cây bị lắc qua lắc lại là việc cần làm.

Ghép Cành Cây Hoa Giấy

Ghép cành thường nhằm mục đích giúp cây hoa giấy vốn có một sắc hoa đơn điệu thành một cây mang nhiều sắc hoa vừa lạ, vừa đẹp.
Ghép cành là dùng một đoạn cành của cây khác (cành ghép) để ghép vào cành hoặc gốc của một cây chủ, gọi là gốc ghép. Một cành chủ hoặc một gốc chủ (gốc ghép) có thể dung nạp được nhiều cành ghép khác nhau.



Cách ghép cành hoa giấy cũng tương tự như cách ghép cành của các loại cây ăn trái khác. Nhưng cách ghép dễ nhất và thường thành công nhất đối với loại hoa này là ghép bánh tẻ và ghép nêm.
Nhưng dù ghép cách nào thì nơi ghép cũng phải dùng dây ny lông quấn quanh vết ghép lại. Không nên bó chặt mà phải bó vừa tay, nhưng cũng bảo đảm cho cành ghép không lắc qua lắc lại là được.


Mặt khác, sau khi ghép xong, ta nên dùng bao ny lông chụp lên cành ghép phủ qua vết ghép. Điều này có cái lợi là giữ ẩm cho cành ghép khỏi bị thời tiết bên ngoài tác hại làm cho khô héo. Kế đó là nước tưới cũng như nước mưa không lọt vào vết ghép làm cho hư thúi. Và sau cũng là nhờ có bao ny lông phủ mà sự tiếp giáp giữa cành ghép và gốc ghép tươi lâu hơn, liền lạc nhanh hơn.


Sau khi ghép xong, các tược chủ phải được cắt bỏ hết để cây dồn sức nuôi cành ghép cho mập mạnh.

Hướng dẫn Giâm Cành Cây Hoa Giấy


Giâm cành cây hoa giấy là cách nhân giống tương đối dễ nhất và cũng đạt mức thành công nhất. muốn giâm cành thì trước hết ta phải có hom giống. Hom giống là đoạn thân cây bông giấy có chiều dài khoảng 30 phân đến 40 phân là vừa. Nếu ngắn hơn kích thước đó thì cây thường không đi nhựa để đâm chồi và dài hơn thì cây con sẽ mọc yếu ớt.




Hom giống được lấy ra từ những thân hoặc cành cây mẹ không được non lắm và cũng không già lắm, có như vậy cây con sau này mới cứng cáp, khỏe mạnh.
Cắt hom giống phải dùng dao thật bén, hoặc dùng cưa để vết cắt không bị giập nát hoặc bị tróc vỏ. Hom mà liền lặn như vậy có khả năng sống tốt, nẩy chồi và đơm rễ nhanh. Ngược lại, hom bị giập nát thì khả năng sống rất ít, nhiều khi vi khuẩn lại có cơ hội xâm nhập làm hư thối, không còn khả năng mọc mầm.


Điều cần khi cắt hom nên sắp đúng phần ngọn và phần gốc để khi đem trồng không bị lộn ngược. Nói cách khác, khi đặt hom giâm xuống đất, phần gốc phải vùi chôn xuống đất, còn phần ngọn chĩa lên trời. Việc sắp hom nằm đúng chiều gốc, ngọn như vậy sẽ giúp ta thực hiện việc giâm cành nhanh hơn, đúng cách hơn.


Hom giống vừa cắt rời khỏi cây mẹ xong có thể đem giâm ngay xuống đất, hoặc có thể để hôm sau giâm cũng được. Nếu chưa giâm ngay thì nên đặt hom vào nơi mát mẻ, thông thoáng, thỉnh thoảng tưới sơ nước để giữ ẩm, giúp hom được tươi tốt.
Trong trường hợp cần phải vận chuyển hom giống đến một nơi xa, nghĩa là vài ba ngày sau mới đem giâm. Thì phải giữ ẩm bằng cách sắp hom vào bao bố nhúng nước để giữ ẩm. Trước khi giâm, nên ngâm hom vào nước sạch khoảng vài mươi phút…
Đất được giâm cành nên được cuốc xới nhiều lần cho tơi xốp, nhặt nhạnh hết những tạp chất cũng như cỏ dại và tưới vừa đủ ẩm. Nếu giâm cành với số lượng nhiều thì phải làm vườn ươm, còn giâm với ít cành thì chỉ cần một khoảnh đất nhỏ, hoặc thau chậu gì cũng được.
Trong mùa mưa phải giâm cành trên vùng đất cao hoặc phải lên líp, có mương rãnh thoát nước hữu hiệu để tránh úng ngập. Nếu việc giâm cành thực hiện trong mùa nắng hạn, thì cuộc đất nếu không ở nơi râm mát thì ta phải liệu cách che chắn ánh sáng trực xa trong suốt thời gian ba bốn tuần đầu…
Trong trường hợp giâm hom vào chậu thì mọi chuyện lại dễ dàng hơn. Ta chỉ cần rê chậu vào nơi râm mát và mỗi ngày tưới sơ qua cho đất trong chậu đủ ẩm là được.

Nhân Giống Cây Hoa Giấy

Với hoa giấy, muốn có cây con mà trồng chỉ có cách nhân giống vô tính. Thường được áp dụng ba cách: giâm cành, ghép cành và chiết cành, chi tiết hướng dẫn các cách này bạn đọc có thể tìm hiểu các bài viết trên website






Phân Bón Cho Cây Hoa Giấy

Như chúng ta đã biết, hoa giấy không quá kén đất trồng như nhiều giống hoa khác, điều đó cũng có nghĩa là nó không đòi hỏi phân tro bón gốc một cách đầy đủ và cấp bách so với nhiều loại hoa kiểng khác.



Nếu đem trồng ra đất mà biết chắc là đất đã tốt, đã đủ chất dinh dưỡng nuôi cây, thì ta yên tâm không cần bón thêm phân tro gì nữa. Ngược lại, nếu trồng trên đất xấu thì ngoài việc bón lót khi mới trồng, hàng năm sau mùa mưa ta nên bón thúc cho cây thêm một lần bằng vài ba ký phân chuồng hoai mục cho mỗi gốc là đủ.




Nếu trồng trong bồn, trong chậu kiểng, do lượng đất tích chứa quá ít ỏi, mức dinh dưỡng có hạn định, nên hàng năm ta phải thay đất cho cây theo định kỳ: ít ra là một lần sau mùa mưa, hoặc 2 lần vào trước và sau mùa mưa. Tất cả đất cũ phải bỏ ra ngoài và thay vào đất mới với phân tro đầy đủ, như vậy cây mới tươi tốt được.




Mỗi lần thay đất như vậy, ta phải bứng cây ra khỏi chậu (tưới nước trước 1 ngày, rồi tưới thật đẫm trước vài giờ cho đất thật đẩm, thật mềm để khi bứng cây ra khỏi chậu được dễ dàng lại không phương hại đến phần gốc rễ). Sau đó, cắt bỏ bớt những rễ phụ rồi trồng lại.

Vài ngày đầu sau khi thay đất mới, cần phải giữ ẩm bằng cách năng tưới với lượng nước vừa phải. Và nếu cần, đem chậu vào chỗ râm mát hoặc che nắng gió cho cây. Sau khi cây đã bén rễ phụ rồi trồng lại.

Vài ngày đầu sau khi thay đất mới, cần phải giử ẩm bằng cách năng tưới với lượng nước vừa phải. Và nếu cần, đem chậu vào chỗ râm mát hoặc che nắng gió cho cây. Sau khi cây đã bén rễ thì không cần chăm sóc kỹ cho nó nữa.

Như vậy thì việc bón phân tưới nước cho cây hoa giấy không mấy tốn kém và cũng không đòi hỏi nhiều thời gian cũng như công sức chăm sóc. Do cây dễ trồng như vậy nên nhiều người ưa thích.

Tưới nước cho cây hoa giấy


Trồng cây hoa giấy phải trồng trên cuộc đất cao ráo, không bị úng nước. Nếu trồng trong bồn, trong chậu, thì phải tạo nhiều lỗ thoát nước, vì nhược điểm của loại hoa này là rễ bị thối dẫn đến chết cây, nếu đất trồng bị úng ngập.









Do lẽ đó, suốt mùa mưa ta khỏi mất công tưới nước. Còn trong mùa nắng hạn, thỉnh thoảng tuần vài lần mới phải tưới nước giúp đất trồng đủ ẩm mà thôi. Người ta nhận thấy, sống trong điều kiện đất đai khô ráo, hoa giấy càng nở hoa nhiều và tình trạng sức khỏe của cây như sung sức hẳn lên. Bằng chứng là trong mùa mưa, cây ra hoa ít.




Tuy vậy, khi cây còn non thì việc giữ ẩm cho cây trong thời gian vài ba tuần đầu lại là điều bắt buộc. Đã thế còn phải che chắn nắng gió cho cây con để nuôi dưỡng mầm sống của nó tốt hơn.



Có điều cũng cần được lưu ý quý vị là trong thời kỳ hoa giấy trổ hoa mà nếu cây có hiện tượng gốc cây đó thiếu nước trầm trọng, ta cần phải tưới nước liên tiếp trong nhiều ngày để đất được ẩm hơn. Và nếu thấy cần thiết, sau khi cây hồi sức, ta nên xới tơi lớp đất mỏng độ năm bảy phân chung quanh gốc rồi bón thúc cho cây

Đất trồng cây hoa giấy

Cây hoa giấy không kén đất trồng. Các loại đất đen, đất đỏ badan, đất cát pha, thậm chí đất cằn cỗi sỏi đá cũng có thể trồng được hoa giấy. Có điều là đất phải cao ráo, không ngập úng và không rợp là được. Nói cách khác, hoa giấy thích hợp với môi trường thoáng mát và khô ráo.


Những vùng đất trũng, ngập nước trong mùa mưa, hoa giấy dễ chết, do rễ bị thối, thân bị mục. Vì vậy nhiều người không hiểu chi tiết này mà cho hoa giấy khó trồng, hoặc tuổi thọ của cây không lâu…


Thật ra hoa giấy rất dễ trồng, nếu trồng ra đất gần như không cần bón phân tưới nước cũng được. Cây vẫn sống mạnh, ra hoa nhiều trong điều kiện sống khắt khổ.


Trường hợp trồng trong bồn, trong chậu, ta mới thỉnh thoảng bón phân, tưới nước, hoặc thay đất trồng mà thôi.

Cây hoa giấy, có nơi gọi là hoa Tu Hú, hoặc hoa Móc Diều, có tên khoa học là Bougainvillia Spectabillis Willd, nguồn gốc từ Brazil (Trung Mỹ) và được trồng ở nước ta dưới dạng hoa kiểng trên dưới một trăm năm nay.


Hoa giấy tỏ ra thích hợp với phong thổ nước ta, nên được trồng rất nhiều nơi và cũng được nhiều người ưa chuộng.

Được biết, thời gian đầu mới du nhập về, loại hoa này, do mới và lạ nên hiếm và rất cao giá. Nó chỉ được trồng trước cổng ngõ của những biệt thự sang trọng mà thôi. Những vòm hoa xanh um những lá và chi chít những hoa trên những cành ẻo lả vươn dài ở trước cổng ngõ đã làm tăng thêm rất nhiều đến sự sang trọng, sự giàu sang của ngôi biệt thự.


Mặt khác, thời gian đầu, người ta cũng không biết nhân giống bằng cách nào cho nên trên thị trường hoa kiểng không thấy bày bán. Cây tuy ra hoa nhiều nhưng rốt cuộc có sinh ra được một trái nào đâu. Sau nay các nghệ nhân trồng hoa mới khám phá ra được cách nhân giống vô tính quá giản dị, nên từ đó hoa giấy mới tràn ngập thị trường, của hiếm thành ra không còn hiếm nữa. Hoa giấy từ đó đã đến cổng ngõ nhà nghèo, đã có mặt trong các vườn kiểng gia đình. Và thật tội nghiệp, có lúc nhiều người chỉ trồng làm… hàng rào như cây dâm bụt mà thôi.





Người mình gọi đó là cây hoa giấy, có lẽ theo cách “ xem mặt đặt tên” vì hoa có cấu trúc giản dị, nó chỉ là một ống dài phình ra, với 4 cánh nhỏ mỏng te như giấy do lá bắc biến thái mà thành. Cầm đóa hoa giấy trên tay quả giống như hoa giả bằng giấy, không chút hương thơm. May một điều là cây rất nhiều hoa, trong mùa nắng, hoa còn trổ nhiều hơn nên nhìn rất đẹp mắt.





Ngày nay, hoa giấy được giới chơi hoa kiểng quay  trở lại, chơi dưới dạng bonsai và kiểng cổ trông vừa lạ vừa đẹp. Mặt khác, như quý vị đã biết, giống hoa này dễ trồng, dễ uốn nắn, dễ tạo dáng,  mà giá cả lại phải chăng, vừa túi tiền của mọi người nên ai cũng thích.






Hoa giấy đẹp ở sắc hoa vì nhiều màu, vì sai hoa, mặc dầu hoa không vương vấn chút mùi hương nào và sớm nở tối tàn, mau rụng.

Hoa giấy cũng đẹp ở sắc lá, có loại lá xanh, có loại lá sọc, có loại lá viền trắng ngà, gọi là lá bạc, nhìn cũng lạ mắt dễ ưa.

Với người chơi kiểng cổ thì hoa giấy đẹp nhất ở phần gốc. Có những cội cây gần như rỗng cả phần lõi ruột, gốc cây già lão, sứt mẻ, bị bào mòn đậm nét tang thương, tưởng chừng như già cỗi cả trăm năm, nhưng trên những cành nhánh khẳng khiu vẫn đơm hoa chi chít. Đó là do cây dễ uốn tỉa, dễ tạo hình, tạo dáng, chỉ cần khéo tay uốn nắn rồi đục đẽo là gốc đã có u nần, thân đã có bộng rỗng… chỉ trồng năm ba năm mà cây đã có dáng cổ thụ lâu đời.





Với cây hoa giấy, đem tạo bonsai và kiểng cổ vừa dễ dàng, vùa rút ngắn thời gian hơn các giống cây kiểng khác như Kim Quít, Cần Thăng, Sung…

Hiện nay, nhờ vào sự lai tạo của nhiều thế hệ nghệ nhân đam mê ngành  hoa kiểng, hoa giấy đã góp mặt được hơn 20 loài, hấp dẫn lạ thường. Người ta phân loại theo màu sắc của hoa (trắng, đỏ, tím, hồng…) cấu trúc của chùm hoa (hoa chùm, hoa đơn) và màu sắc của lá (lá xanh, lá viền, lá sọc rằn). Giới chơi hoa, thưởng ngoạn hoa, dù khó tánh đến đâu cũng được vừa ý, mọi người tha hồ lựa chọn.





Và cũng do có sự đa dạng, nhiều loại đó mà số phận của cây hoa giấy trong trăm năm qua, nhiều khi cũng lận đận lao đao. Người ta xem nó như một thứ thời trang. Có lúc người ta thích hoa đơn, có lúc thiên hạ lại tìm mua hoa chùm. Một thời nhà nào cũng trồng hoa giấy chùm đỏ, sau đó lại chê quay sang trồng hoa chùm trắng, cho như vậy mới sang. Và ngày nay thì lại ưa ghép nhiều mùa vừa lạ vừa đẹp…





Ngay sắc lá cũng vậy, mỗi thời người ta ưa một kiểu. Mà sắc lá hoa giấy cũng đa dạng phong phú, có đến năm sáu thứ chứ có ít ỏi gì đâu.

Author Name

Contact Form

Name

Email *

Message *

Powered by Blogger.